Những năm trở lại đây, xu hướng xây dựng bền vững khuyến khích sử dụng các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường và các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm hạn chế tối đa tác động lên môi trường. Vừa sử dụng vật liệu bền vững, vừa đảm bảo công năng, thẩm mỹ và hiệu quả của từng công trình đã trở thành bài toán cho nhiều đơn vị kiến trúc xây dựng.
Sản phẩm bền vững được dự đoán sẽ trở thành xu hướng
Những sản phẩm bền vững được dự đoán sẽ xuất hiện nhiều hơn vào năm 2023 và trong tương lai. Trong bối cảnh đó, các vật liệu đơn giản, có thể tái chế và hữu cơ như gỗ, đá, gốm sứ, vải, len,… sẽ được ưa chuộng nhiều nhất. Bởi chúng vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, vừa góp phần cho môi trường nội thất được tự nhiên hơn.
Ưu điểm của vật liệu bền vững
Vật liệu bền vững thân thiện với môi trường
Các vật liệu bền vững thường được xử lý trên dây chuyền hiện đại tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Chống được sự lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có thể sử dụng và tái sử dụng. Giúp các nhà cung ứng chủ động hơn trong quá trình sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng.
Góp phần giảm chi phí xây dựng
Vật liệu bền vững tiêu tốn ít năng lượng. Do vậy sẽ giảm thiểu chi phí trong quá trình vận hành. Hơn nữa vật liệu bền vững có thể tái sử dụng giúp các nhà thầu tiết kiệm chi phí hơn so với các vật liệu truyền thống.
Đem đến sắc thái cảm xúc riêng cho không gian
Những vật liệu như đá, bê tông hay gỗ tự nhiên ngoài đặc tính chịu lực tốt. Còn đem đến những sắc thái cảm xúc riêng cho không gian. Với đá, vật liệu này đã được con người sử dụng trong kiến trúc từ nhiều thế kỷ trước. Nhưng theo thời gian, đá được dùng tinh tế hơn, chỉ điểm xuyết cho không gian chút thiên nhiên hùng vĩ qua những phiến ốp lát vừa đủ. Với gỗ, gỗ vốn được xem là loại vật liệu tự nhiên mang đến sự mộc mạc, tinh tế và năng lượng bình yên cho không gian. Tông màu trầm ấm của nhà gỗ và nội thất gỗ giúp gia chủ có cảm giác như được hòa mình cùng tự nhiên. Ngoài ra, gỗ đảm bảo không gây hại đến sức khỏe và môi trường.