Trà đạo Nhật Bản đã được biết tới từ lâu là một nét văn hóa vô cùng đặc sắc và tinh tế của người dân Nhật Bản. Ngoài nghệ thuật pha trà bánh thì không gian trà đạo cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc thưởng trà. Những không gian trà đạo là biểu tượng của sự thanh lọc tinh thần, người bước ra khỏi phòng trà sẽ có một tâm trí bình tĩnh hơn khi bước vào.
Trong bài viết dưới đây, Takumi mang đến bài viết này để cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng và thú vị nhất về đặc điểm của không gian trà đạo Nhật Bản.
1 – Lịch sử của không gian trà đạo Nhật Bản
Các chashitsu hay trà thất được phát triển theo phong cách Sukiya khai sinh bởi bậc thầy nổi tiếng về trà – trà sư Sen no Rikyu. Bị ấn tượng sâu sắc qua sự chiêm nghiệm của các nghi lễ trà do các nhà sư Thiền thực hành, Rikyu tìm cách tái tạo bầu không khí đó trong các buổi tiệc trà của bản thân.

Trong văn hóa truyền thống của Nhật, chashitsu là một không gian kiến trúc (cấu trúc nhà độc lập hoặc một phòng riêng) được thiết kế dành riêng cho các buổi gặp gỡ theo nghi thức của trà đạo (chanoyu).
Trước đây, trà đạo thường được thưởng thức trong các phòng xây dựng theo phong cách kiến trúc Shoin kiểu kiến trúc tiêu biểu cho các Samurai và các bậc đế vương. Dưới dòng chảy của lịch sử và chiến tranh, rất nhiều các thiền sư, samurai hay các thương gia bắt đầu thực hành trà đạo với tâm thế tìm kiếm sự đơn giản và bình yên. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm niệm về thẩm mỹ của Rikyu đã khiến cho các kiến trúc Sukiya do ông sáng tạo trở nên phổ biến và phát triển đến ngày nay.
2 – Kiến trúc đặc trưng của không gian trà đạo Nhật Bản
Một trà thất tiêu biểu thường được xây dựng độc lập, ẩn khuất trong một khu vườn yên tĩnh và hội tụ đủ 4 yếu tố quan trong trà đạo: hòa, kính, tinh, mịch.
- Hòa: sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa những con người cùng thưởng thức trà trong trà thất
- Kính: sự kính trọng của con người với con người và với mẹ thiên nhiên
- Tinh: sự thanh thản trong tâm hồn của người pha trà và người thưởng trà
- Mịch: không gian tĩnh mịch, thanh bình, lánh xa thế sự, chỉ tập trung vào ly trà
Trà thất thường có 2 gian: gian chính và gian phụ. Gian chính là nơi chủ nhà tiếp khách và phục vụ trà. Gian phụ hay mizuya là nơi chuẩn bị đồ ngọt và chứa các dụng cụ. Gian chính được thiết kế và bày biện tối giản giúp người thưởng trà không bị xao nhãng.

Roji – con đường đẫm sương của không gian trà đạo Nhật Bản
Đây là từ để chỉ khu vườn nhỏ có lối đi bằng đá dẫn đến phòng trà. Kiến trúc của quán trà được mở hướng ra khu vườn. Một số khu vườn trồng chè dùng để cung cấp cho chính chủ nhà. Bản thân khu vườn cũng được thiết kế để khiến bất cứ ai bước vào cũng cảm thấy thư thái. Ở cuối con đường là một chiếc chậu đá để các vị khách rửa tay và miệng trước khi bước vào phòng trà. Đến với Takumi, các bạn sẽ nhận được những tư vấn thiết kế để tạo ra con đường Roji vừa đúng chuẩn vừa mang đậm tính cá nhân.

Nijiriguchi – lối vào bò của không gian trà đạo Nhật Bản
Nijiriguchi là sự phân cách mang tính tượng chưng giữa không gian phòng trà và thế giới bên ngoài. Đây là một cánh cửa vuông, nhỏ và thấp đặc trưng trong không gian trà đạo. Ý nghĩa của cánh cửa nằm ở chỗ, bất cứ ai, dù ở địa vị hay hoàn cảnh nào cũng phải cúi xuống để đi vào, đặc biệt là các samurai sẽ phải bỏ kiếm của mình ở bên ngoài mới có thể bước vào được. Điều này biểu thị sự bình đẳng của tất cả mọi người khi đến với trà đạo.

Tokonoma – Linh hồn của không gian trà đạo Nhật Bản
Tokonoma là cái hồn của toàn bộ trà thất. Đây là một hốc tường được xây dựng để các vật dụng trang trí duy nhất trong căn phòng. Tokonoma trưng bày bút lông, cuộn giấy thư pháp, tranh bonsai hay kiếm mà bản thân chúng có ý nghĩa quan trọng với chủ nhà. Các bức thư pháp treo tại đây được gọi là Kakejiku và thường bài kệ gây dựng của một nhà sư. Đi kèm với đó sẽ là 1 chabana.

Chabana – trà hoa
Chabana là nghệ thuật cắm hoa tao nhã của trà đạo Nhật Bản. Cha nghĩa là “trà” và bana là biến âm của “hana” nghĩa là “hoa”. Hoa được lựa chọn theo mùa và bình đi kèm cũng được lựa chọn kỹ lưỡng sao cho phù hợp với không gian xung quanh.
Chabana mặc dù nhìn đơn giản nhưng lại thể hiện sâu sắc nhất tinh thần của chủ nhà đối với khách đến thăm.

Diện tích lý tưởng cho một không gian trà đạo theo phong cách Sukiya là 4,5 tatami. Phòng lớn hơn 4,5 chiếu được gọi là hiroma và phòng nhỏ hơn thì được gọi là koma. Các căn phòng hiroma thường được xây dựng theo phong cách Shoin. Phần lớn không giới hạn việc sử dụng chanoyu – trà đạo Nhật Bản.
3 – Kết luận
Chasitsu là kiểu kiến trúc đặc trưng theo phong cách Sukiya chuyên dùng trong trà đạo Nhật Bản. Các Chasitsu thường được tên theo tên chủ nhân hoặc người có ân với chủ nhà. Kiến trúc đặc trưng của một không gian trà đạo mặc dù vô cùng đơn giản. Nhưng lại được bố trí cực kỳ tỉ mỉ và tinh tế.
Takumi không chỉ giúp bạn tư vấn, thiết kế công trình theo Chasitsu. Mà còn là địa điểm đáng tin cậy cung cấp tất cả những đồ nội thất bạn cần để tân trang cho công trình của mình. Liên hệ với Takumi ngay hôm nay tại
NỘI THẤT NHẬT BẢN TAKUMI
Địa chỉ: D04 L19 Khu An Phú Shopvilla – Khu Đô thị An Hưng Hà Đông
Điện thoại: 0983676466
Email: vattujapan@gmail.com
Website: noithatjapan.com
Fanpage: Nội thất Nhật Bản Takumi